• 24x7 live Support
  • 84-258-2471-179
  • Live Chat

CO-OPERATION MANUFACTURERS NETWORK

With 20 years experience in the field of seafood business and provide uniforms and protective wear for seafood industry, we have build a good relationship with over 300 seafood manufacturers in Vietnam. In particular, we are working closely with more than 25 selected seafood manufacturers to produce hundred high quality seafood items under VINASEA brand and customers brand (OEM). We believe that VINASEA can meet all the requirements of customers with high quality products on-time delivery traceability capable and most competitive price.

WHY CHOOSE US AMONG HUNDREDS SEAFOOD EXPORTERS IN VIETNAM?

images/checkicon.png  20 YEARS: EXPERIENCE IN VIETNAM SEAFOOD BUSINESS.

  25 RELATION MANUFACTURES NETWORK: CAN SUPPLY ALL YOUR NEEDED SEAFOOD FROM VIETNAM.

  200 SHIPMENTS EVERY YEAR: QUALITY SATISFACTION AND IN-TIME DELIVERY.

  100% CUSTOMER'S COMPLAINS: QUICK RESPONSE AND IMMEDIATE IMPROVEMENT ACTIONS.

  1ST SEAFOOD COMPANY IN VIETNAM: APPLY ON-LINE TRACKING SYSTEM (OTS) AND QUICK RESPONSE TRACEABILITY SYSTEM (QRTS).

FOR ENGLISH SPEAKING

Mr. PHAM HOANG HAI

General Director

Mobile : 84-903-509-877

E-mail : hai@vinasea.com

FOR JAPANESE SPEAKING

Mrs. LUONG THUY TRANG

Sales Department

Mobile : 84-988-159-824

E-mail : seafood2@vinasea.com

HEAD OF SEAFOOD BUSINESS

Mr. HUYNH VAN HAI

Sales Manager

Mobile : 84-777-777-412

E-mail : seafood1@vinasea.com

HEAD OF RD & MARKETING

Mr. TRAN VAN DINH

RD & Marketing Manager

Mobile : 84-779-477-588

E-mail : marketing1@vinasea.com

(NLĐO) – Hiện có gần 50 container hải sản đang bị ách tại cảng và 200 container đang trên đường về Việt Nam có nguy cơ không thể thông quan
 
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong ngày 15-11, có 6 doanh nghiệp (DN) hải sản hội viên VASEP gồm: HAVUCO (Khánh Hòa), BIDIFISCO (Bình Định), HAI NAM (Bình Thuận), AMANDA FOODS (Đồng Nai); EVERWIN INDUSTRIAL (TP HCM); HIGHLAND DRAGON (Bình Dương) phản ánh tới VASEP về việc toàn bộ số container hải sản (chủ yếu là cá ngừ) nhập khẩu đang bị tắc tại cảng từ ngày 3-11.

Nguyên nhân xuất phát từ văn bản của Cục Thú y (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ngày 3-11, đưa các lô hàng nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt được đóng container tại cảng trung chuyển nước ngoàikhông có Health Certificate (H/C - giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc an toàn thực phẩm) vào dạng "xem xét" mà không được phép thông quan có điều kiện như trước.

Văn bản này khiến cho các DN phải tốn chi phí lưu container, lưu bãi lên tới hàng trăm triệu đồng, một số nhà máy đã ngưng hoạt động và cho công nhân nghỉ làm. Ngoài ra, khách hàng đòi phạt hợp đồng do giao hàng trễ, ảnh hưởng đến uy tín của DN với khách hàng nước ngoài,  thiệt hại về lãi suất ngân hàng, không đạt doanh số...

Tình trạng nguyên liệu hải sản nhập khẩu bị ách tại cảng đã diễn ra gần 3 tuần (từ 26-9 đến 17-10) cũng với lý do các lô hàng không có H/C với số lượng gần 40 container khiến các DN bị thiệt hại gần 600 triệu đồng, chưa kể chất lượng hàng hóa có rủi ro hư hỏng và bị phạt hợp đồng do chậm giao hàng.

Theo VASEP, việc nhập khẩu nguyên liệu hải sản từ các tàu khai thác (trực tiếp từ tàu hoặc tàu sẽ phân bổ vào các container để vận chuyển tới nơi nhập khẩu không qua bất cứ công đoạn chế biến nào ở nhà xưởng trên đất liền) là một hoạt động bình thường theo thông lệ quốc tế mà Việt Nam cũng tham gia. 

Dòng hàng này thường được gọi là "hàng tàu" và DN Việt Nam đã nhập khẩu bình thường hơn 10 năm qua. Do các lô hàng này chỉ chuyển tải trung gian qua cảng của các quốc gia nên Cơ quan có thẩm quyền tại các quốc gia có cảng này không thể cấp giấy H/C cho các lô hàng. Do đó, toàn bộ các lô hàng này không thể có giấy H/C kèm theo để nộp cho Cơ quan thú y khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Gần 40 container này sau đó đã được giải phóng sau cuộc họp gỡ vướng giữa Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), VASEP và một số DN theo hướng cho DN bổ sung bản sao chụp có xác nhận của chủ hàng vận tải.

Thời gian qua, việc quản lý khai thác hải sản bất hợp pháp được Ủy ban châu Âu (EC) và Chính phủ Việt Nam quan tâm, đặc biệt là sau khi hải sản Việt Nam bị EU cảnh báo thẻ vàng vào tháng 10-2017. Theo Cục Thú y, tất cả các văn bản quy định pháp luật của Việt Nam đều được EC nghiên cứu và kiểm tra thực hiện nghiêm ngặt. Các DN nhập khẩu nguyên liệu hải sản đề nghị được nhập khẩu "hàng tàu" không có H/C nhưng trường hợp này chưa được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Do đó, để gỡ vướng cho DN cần phải sửa đổi quy định pháp luật tại thông tư 26/2016 và thông tư 02/2018 thì mới giải quyết triệt để cho DN.

Do thẩm quyền ban hành thông tư thuộc các bộ nên VASEP đề nghị Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ưu tiên sắp xếp cho VASEP và các DN thủy sản một cuộc họp để VASEP và các DN có điều kiện trình bày, làm rõ hơn về các vướng mắc cũng như đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và đáp ứng các thông lệ quốc tế.

(NLĐO) - Doanh nghiệp thủy sản đang gặp trở ngại khi đưa hàng vào siêu thị dịp Tết do một số chỉ tiêu Việt Nam yêu cầu cao hơn cả thị trường châu Âu (EU)
 
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có kiến nghị gửi Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính Mai Tiến Dũng về các mức giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MRPL) của các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản phẩm thực phẩm.

Theo VASEP, hiện Việt Nam mới chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng chưa ban hành quy định về mức MPRL đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng. Điều này, dẫn đến việc siêu thị không chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm mặc dù dư lượng của các chất này trong sản phẩm rất thấp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

VASEP dẫn quyết định số 2005/34/EC ngày 11-1-2005 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy khi kết quả phân tích của lô hàng thấp hơn mức MPRL thì vẫn được phép nhập khẩu vào EU để làm thực phẩm.

Điều này dẫn đến việc một số lô hàng tuy đạt chuẩn theo quy định của EU nhưng không đạt theo quy định của Việt Nam gây khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản trong việc đẩy mạnh tiêu thụ nội địa.


Theo các doanh nghiệp thủy sản, một số tiêu chuẩn của Việt Nam còn cao hơn thị trường EU

Theo VASEP, sắp hết tháng 9, là thời điểm hết thời hạn để ký hợp đồng tiêu thụ với các chuỗi siêu thị trong nước phục vụ dịp Tết nhưng doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại.

Đáng chú ý, bất cập này đã được VASEP phản ánh và kiến nghị hơn 1 năm qua bằng nhiều văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Y tế. 

Nhận được kiến nghị từ VASEP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng VASEP gửi nhiều văn bản tới Bộ Y tế để đề xuất ban hành các mức MPRL cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm dựa trên cơ sở tham khảo các mức MPRL của EU nhưng chưa được tháo gỡ.

Do đó, VASEP tiếp tục kiến nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính Mai Tiến Dũng có ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan sớm ban hành các văn bản pháp quy nhằm giúp tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp.

Tin, ảnh: Ngọc Ánh

On 15 November, the EU and Guinea Bissau signed a new Sustainable Fishing Partnership Agreement (SFPA) protocol, a year after the previous protocol expired.

This new fisheries protocol will allow the EU fleet to fish in Guinea Bissau waters for a duration of 5 years. Around 50 EU vessels targeting demersal fisheries (including cephalopods and crustaceans) as well as tuna and small pelagic species will benefit from the agreement. In return, the EU will pay Guinea Bissau a financial contribution of 15.6 Mio € per year, an increase from the 9.2 Mio € foreseen under the previous protocol. Part of the EU-funding will target the development of a sustainable fisheries sector in Guinea Bissau. In addition, EU ship owners will contribute around 4 Mio € per year.

The protocol foresees the transition from the current system based on vessel capacity to a system based on catch limits (TAC), applicable for the last three years of the agreement. The EU believes this is very positive as it reinforces the transparency and sustainability of the fishing activity. The catch limits are 1,500 t for cephalopods, 2,500 t for crustaceans, 11,000 t for demersals and 18,000 t for small pelagics.

The protocol also includes improved monitoring, thanks to the introduction of an Electronic Reporting System (ERS), which will become mandatory from the third year on. The quantities agreed upon are fully in line with scientific advice and management plans adopted by Guinea Bissau.

The new protocol will enter into force when the necessary legislative procedures for its conclusion have been completed.

ec.europa.eu

EU chiếm khoảng 28% tổng giá trị NK tôm của toàn thế giới. NK tôm của EU dao động từ 6-8 tỷ USD mỗi năm. Trong 10 năm (2007-2017), NK tôm vào EU tăng từ 5,6 tỷ USD lên 6,9 tỷ USD năm 2017. XK tôm Việt Nam, đặc biệt là tôm chân trắng sang một số thị trường tại EU hiện đang có những cơ hội để tăng trưởng.
EU là thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24,7% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. XK tôm Việt Nam sang thị trường này tính tới tháng 9 năm nay đạt 648,4 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2017.

Anh, Hà Lan là hai thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam trong khối EU. Chín tháng đầu năm nay, XK tôm sang cả 2 thị trường đều đạt tăng trưởng dương lần lượt 27,6%, 11,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Anh là thị trường NK lớn nhất tôm của Việt Nam trong khối EU, chiếm 27% tổng XK tôm của Việt Nam sang EU và chiếm 6,7% tổng XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Chín tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt gần 176 triệu USD, tăng 27,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 3 năm trở lại đây, XK tôm Việt Nam sang Anh tăng trưởng liên tục từ 114,6 triệu USD năm 2014 lên 210,6 triệu USD năm 2017, tăng gần 84%. XK tôm Việt Nam sang Anh có xu hướng ngày càng tăng do Anh đẩy mạnh NK tôm nước ấm nhờ giá phải chăng để thay thế cho tôm nước lạnh. Anh ưa chuộng các sản phẩm như tôm chân trắng block đông lạnh, bỏ đầu, đã qua xử lý và lột vỏ rút chỉ lưng PD, tôm chân trắng đông lạnh IQF hấp & nguyên liệu, đã qua xử lý.

Trong khối EU, Hà Lan là thị trường NK tôm lớn thứ hai của Việt Nam sau Anh. Chín tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang Hà Lan đạt 158,6 triệu USD, tăng 11,6%. Việt Nam là nguồn cung tôm lớn nhất cho Hà Lan, chiếm 37,6% tổng giá trị NK của thị trường này trong năm 2017.

Trong cơ cấu sản phẩm tôm Việt Nam XK sang Hà Lan, tôm chân trắng chiếm tỷ lệ cao nhất 86%, tiếp đó tôm sú chiếm 10% và tôm loại khác chiếm 4%. Hà Lan ngày càng có nhu cầu cao với các sản phẩm tôm chân trắng chế biến (HS 16) từ Việt Nam.

Tôm Việt Nam vẫn duy trì được những lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ lớn khác trên thị trường EU như Ấn Độ và Thái Lan. Hai đối thủ này của Việt Nam đang ngày càng giảm XK sang EU do vướng phải những vấn đề về đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng.

Ngày 17/10/2018, Ủy ban châu Âu đã thông qua việc đệ trình Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), chuẩn bị cho việc ký kết và hoàn tất tiến trình. Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam sẽ được cắt giảm thuế NK tôm nguyên liệu và tôm chế biến vào thị trường này.

Đối với phân khúc người tiêu dùng, ngày càng có nhiều người châu Âu mua tôm ở siêu thị để chế biến ở nhà, thay vì ăn tôm tại các nhà hàng. Đây là lợi thế của tôm chân trắng vì tỷ trọng tôm chân trắng trên thị trường bán lẻ đang tăng.

Các nhà hàng châu Âu thường dùng tôm sú do hương vị thơm ngon và kích cỡ vượt trội nhưng khủng hoảng kinh tế đang khiến tôm chân trắng được ưa chuộng hơn. Tôm sú vẫn được ưa chuộng tại ở các nhà hàng cao cấp và ở miền nam châu Âu. Đây cũng là cơ hội cho DN nào có thể cung cấp tôm chân trắng cỡ lớn với giá thấp hơn tôm sú.

Đối với phân khúc chế biến, châu Âu ngày càng tăng nhu cầu với tôm hấp nguyên liệu phục vụ cho sản phẩm MAP (sản phẩm đóng gói khí quyển biến đổi).

Để thúc đẩy doanh số bán tôm sang EU, DN nên tăng số lượng trại nuôi, nhà máy được chứng nhận các biện pháp thực hành nuôi tốt, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, xã hội đồng thời tăng số lượng nhà máy được nâng cấp dây chuyền chế biến đáp ứng tiêu chuẩn bán lẻ của châu Âu.

Theo ITC, 8 tháng đầu năm 2018, NK tôm của EU đạt hơn 4 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ 2017. Tây Ban Nha và Pháp là 2 thị trường NK lớn nhất trong khối, lần lượt chiếm 18% và 16% tổng giá trị NK của toàn khối. Tây Ban Nha chủ yếu NK tôm chân trắng nguyên liệu từ Argentina và Ecuador để chế biến, đóng gói cho tiêu thụ trong nước và tái XK.

Kim Thu 

Theo Vasep

OUR MAIN BUSINESS ACTIVITY          

  • Import & Export seafood
  • Import goods , material for seafood industry 
  • Manufacturing working uniform , protective wear , factory sanitary equipments
  • 3F Food Mart system