• 24x7 live Support
  • 84-258-2471-179
  • Live Chat

CO-OPERATION MANUFACTURERS NETWORK

With 20 years experience in the field of seafood business and provide uniforms and protective wear for seafood industry, we have build a good relationship with over 300 seafood manufacturers in Vietnam. In particular, we are working closely with more than 25 selected seafood manufacturers to produce hundred high quality seafood items under VINASEA brand and customers brand (OEM). We believe that VINASEA can meet all the requirements of customers with high quality products on-time delivery traceability capable and most competitive price.

WHY CHOOSE US AMONG HUNDREDS SEAFOOD EXPORTERS IN VIETNAM?

images/checkicon.png  20 YEARS: EXPERIENCE IN VIETNAM SEAFOOD BUSINESS.

  25 RELATION MANUFACTURES NETWORK: CAN SUPPLY ALL YOUR NEEDED SEAFOOD FROM VIETNAM.

  200 SHIPMENTS EVERY YEAR: QUALITY SATISFACTION AND IN-TIME DELIVERY.

  100% CUSTOMER'S COMPLAINS: QUICK RESPONSE AND IMMEDIATE IMPROVEMENT ACTIONS.

  1ST SEAFOOD COMPANY IN VIETNAM: APPLY ON-LINE TRACKING SYSTEM (OTS) AND QUICK RESPONSE TRACEABILITY SYSTEM (QRTS).

FOR ENGLISH SPEAKING

Mr. PHAM HOANG HAI

General Director

Mobile : 84-903-509-877

E-mail : hai@vinasea.com

FOR JAPANESE SPEAKING

Mrs. LUONG THUY TRANG

Sales Department

Mobile : 84-988-159-824

E-mail : seafood2@vinasea.com

HEAD OF SEAFOOD BUSINESS

Mr. HUYNH VAN HAI

Sales Manager

Mobile : 84-777-777-412

E-mail : seafood1@vinasea.com

HEAD OF RD & MARKETING

Mr. TRAN VAN DINH

RD & Marketing Manager

Mobile : 84-779-477-588

E-mail : marketing1@vinasea.com

Nuôi trồng thủy sản ven biển là một trong những ngành quan trọng, có tầm chiến lược đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Những năm gần đây việc thâm canh hóa giúp tăng nhanh sản lượng thủy sản nuôi nói chung và tôm biển nói riêng. Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ lụy về môi trường và dịch bệnh.

Lượng chất thải, chất hữu cơ trong quá trình nuôi tạo ra ngày càng nhiều. Môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm và dẫn đến phát sinh nhiều loài bệnh khác nhau. Thực tế cho thấy, trong nuôi tôm, với mức độ thâm canh ngày càng cao, dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp. Các loại bệnh mới liên tục phát sinh và khó kiểm soát. Khi tôm bệnh, người nuôi sẽ áp dụng nhiều cách chữa trị khác nhau để trị bệnh bao gồm sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, hóa chất để kiểm soát và quản lý dịch bênh. Việc lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh dẫn tới sự tồn lưu của dư lượng kháng sinh trong nước và trong thịt tôm gây ra các rủi ro về tồn dư dư lượng và tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến.

Do đó nhu cầu về các chế phẩm sinh học nhóm xử lý môi trường và nhóm cho ăn càng thiết thực nhằm: tăng hiệu quả tiêu hóa, giảm hệ số sử dụng thức ăn, xử lý chất thải của tôm trong ao, đối kháng với các vi khuẩn gây bệnh trong ao nuôi và ngăn ngừa sự bùng phát của dịch bệnh, hạn chế hoặc không dùng kháng sinh…Từ nhu cầu thực tiễn đó, nhằm giúp hạn chế dịch bệnh trên tôm nuôi hiện nay và xây dựng các nhóm giải pháp phòng trị bệnh hữu hiệu, giúp nghề nuôi tôm thương phẩm phát triển ổn định, thì việc nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học nguồn gốc bản địa trong nuôi tôm thâm canh là cần thiết.

Xu hướng hiện nay của các chế phẩm vi sinh là sử dụng các chủng vi sinh được phân lập tại bản địa, vì chúng có những ưu điểm là rất phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại địa phương. Các chế phẩm được tạo ra từ các chủng vi sinh bản địa đã được sàn lọc có hoạt tính và độ ổn định cao, nên khi sử dụng thì các chủng này sẽ phát triển mạnh và chiếm ưu thế khi đưa ra môi trường bên ngoài.

Các chế phẩm vi sinh được ứng dụng qua các sản phẩm như xử lý môi trường nuôi thủy sản, xử lý đáy ao, xử lý mùi hôi, phối trộn với thực phẩm tạo hệ men tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh đường ruột và tăng cường khả năng kích thích miễn dịch cho tôm

Một trong những sản phẩm điển hình áp dụng chọn lọc, phân lập từ các chủng vi sinh bản địa kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại là sản phẩm Bacital. Sản phẩm Bacital được tối ưu hóa từ khâu chuẩn bị môi trường, lên men đến khâu đóng gói thành phẩm. Môi trường nuôi cấy các chủng vi sinh được tối ưu hóa một cách vượt trội, các enzym tiêu hóa và các chủng vi sinh được bảo quản với công nghệ tiên tiến nhất nhằm đem lại một sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao cho người dân khi sử dụng. Chủng giống để sản xuất sản phẩm Bacital gồm các loài vi khuẩn: Bacillus subtilis, Bacilus licheniformis, Bacillus pulmilus, Lactobacillus acidophilus, L. plantarum, L. rhamnosus, Enterococcus feacium.

Nhóm vi khuẩn Bacillus có khả năng sinh các enzyme amylase, protease, cellulase… giúp tăng cường khả năng tiêu hoá thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng giúp tôm tăng trưởng tốt.

Nhóm Vi khuẩn Lactobacillus có khả năng sinh ra các chất kháng khuẩn nên có khả năng đối kháng được với nhiều vi khuẩn gây bệnh đường ruột như Vibrio sp… Các chất kháng khuẩn bao gồm: acid hữu cơ và bacteriocin.

Điểm khác biệt của sản phẩm Bacital là việc bổ sung vi khuẩn cư trú trong đường ruột Enterococcus feacium với mật độ cao. Lợi ích chính của việc bổ sung Enterococcus faecium trong sản phẩm là nhằm tăng khả năng kích thích ruột và điều chỉnh hệ vi sinh ruột. Chúng cạnh tranh với các sinh vật gây hại về các vị trí bám dính, bảo vệ các vị trí này bằng cách chiếm vị trí và thiết lập một hàng rào bảo vệ trong ruột kích thích quá trình tiêu hóa.

Sử dụng sản phẩm Bacital giúp cải thiện tiêu hóa, hạn chế sự phát triển vi khuẩn có hại trong đường ruột tôm, giảm hệ số sử dụng thức ăn từ đó giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí nuôi trồng đem lại lợi nhuận cho bà con nông dân.

THS. LÊ ĐỨC HẢI

Dự thảo thông tư quy định mức tiêu hao năng lượng trong ngành chế biến thủy sản sắp ban hành khiến nhiều doanh nghiệp e ngại khó khả thi vì dây chuyền công nghệ càng hiện đại thì tiêu hao điện năng càng nhiều.

Ngày 15/11 tại TP.HCM, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (TKNL&PTBV thuộc Bộ Công Thương) tổ chức buổi tham vấn ý kiến về doanh nghiệp về dự thảo Thông tư trên.

Chương trình dự thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Quỹ Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên Việt Nam và Bộ Công Thương tổ chức nhằm thiết lập định mức tiêu thụ điện cho từng sản phẩm thủy sản đông lạnh (TSĐL). Cụ thể áp dụng cho 2 tiểu ngành cá tra và tôm nước lợ.

Lý do chọn tôm và cá tra vì đây là 2 tiểu ngành mang lại giá trị xuất khẩu lớn và có tiềm năng phát triển cao. Các xí nghiệp của 2 tiểu ngành này có mức độ chuyên môn hóa và quy mô tương đối lớn, lại được quản lý sản xuất tốt, thiết bị lạnh thường được trang bị tốt hơn so với các xí nghiệp khác.

Theo đánh giá của Vụ TKNL&PTBV, chế biến thủy sản là ngành có tổng lượng tiêu thụ điện năng rất lớn. Khảo sát tại 10 xí nghiệp cá tra đông lạnh và 9 xí nghiệp tôm nước lợ đông lạnh, tổng tiêu thụ điện 2 tiểu ngành đạt 1.018 triệu kWh. Trong khi tiềm năng tiết kiệm điện 2 tiểu ngành này cao; 41% đối với cá và 67% đối với tôm. Những con số này cho thấy việc sử dụng năng lượng điện hiện nay chưa hiệu quả.

Đối với cả cá và tôm, phần lãng phí do điều hành sản xuất, vận hành thiết bị là lớn nhất. Đối với cá tra, 65% điện lãng phí là do điều hành sản xuất, vận hành bảo dưỡng thiết bị và do chạy non tải. Tương tự với tôm là 59%.

Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa – Trưởng phòng Kỹ thuật Công ty chế biến cá tra Gò Đàn, dự thảo thông tư chưa đề cập cụ thể đến các doanh nghiệp có đầu từ nhiều loại dây chuyền máy móc. Máy móc càng nhiều, càng hiện đại thì giảm được chi phí công lao động nhưng tiêu tốn điện năng cũng nhiều hơn.

Các doanh nghiệp ngành thủy sản chuyển biến rất mạnh từ chế biến thủ công sang đầu tư công nghệ. “Mục tiêu tiết kiệm điện là tốt nhưng việc đặt ra những định mức như thế có là rào cản cho việc doanh nghiệp đầu tư thiết bị? Khi ban hành, thông tư có kêu gọi hầu hết các doanh nghiệp thủy sản khác đồng tình hay không cũng là việc cần tính kỹ”, ông Nghĩa lo ngại.

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Phú cũng cho biết các nhà máy của công ty này đều sử dụng công nghệ mới nhất để tiết kiệm điện. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản thô chỉ tiêu tốn năng lượng ở khâu đông lạnh. Do đó, ông Quang đề nghị thông tư của Bộ Công Thương cần tính tới mức tiêu hao năng lượng cho từng mặt hàng cụ thể.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam  - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), có 2 mối quan ngại chính của các doanh nghiệp hội viên về dự thảo. Một là các đợt thanh kiểm tra liệu có phát sinh từ các thông tư, quy định khiến doanh nghiệp cảm thấy phiền hà.

“Thứ hai là vấn đề kỹ thuật. Phát triển công nghệ tăng thì chi phí điện cũng tăng. Thông tư liệu có hạn chế khả năng đầu tư của doanh nghiệp? Các lo ngại này của doanh nghiệp là chính đáng”, ông Nam thừa nhận.

Ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ TKNT&PTBV cho biết trong quá trình xây dựng nội dung, Ban soạn thảo đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng với các tiêu chí thống nhất và mục tiêu là đảm bảo tính khả thi khi thông tư ban hành.

Thông tư chia ra làm 2 giai đoạn áp dụng. Giai đoạn 2, ngưỡng quy định giảm xuống thấp hơn giai đoạn 1. Sẽ có khoảng 34% cơ sở sẽ bị ảnh hưởng khi  thông tư ban hành và có lộ trình để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Bộ Công Thương cho rằng thông tư ban hành trước hết là để doanh nghiệp đạt hiệu suất cao mà vẫn tiết kiệm năng lượng, sau là để giảm bớt áp lực cho lưới điện quốc gia. Ảnh: Nguyên Vỹ

 “Sau năm 2025 mới xử phạt theo chế tài. Thông tư ban hành trước hết là để doanh nghiệp đạt hiệu suất cao mà vẫn tiết kiệm năng lượng, sau là để giảm bớt áp lực cho lưới điện quốc gia chứ không phải để làm khó nhau”, ông Vũ chia sẻ.

Ngày 21/11, theo ghi nhận của PV Báo NNVN tại tỉnh Cà Mau, giá tôm sú, tôm thẻ vẫn ở mức trung bình.

Cụ thể: Giá tôm sú ở thời điểm hiện tại có giá như sau: Cở 20 con/kg có giá từ 260.000-265.000 đồng/kg; cỡ 30 con/kg có giá từ 190.000-195.000 đồng/kg; cỡ 40 con/kg có giá từ 140.000-145.000 đồng/kg và cỡ 50-60 con/kg có giá từ 110.000-115.000 đồng/kg.

Tôm thẻ cỡ 20 con/kg có giá 150.000-160.000 đồng/kg. Cỡ 30 con/kg có giá 116.000-135.000 đông/kg, cỡ 40 con/kg có giá khoảng 100.000 đồng/kg.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau cho biết, giá tôm từ nay đến tết dương lịch có thể sẽ tăng trở lại.

2. Giá tôm sú Bình Định tăng mạnh

Theo thông tin từ báo Bình Định, ở các xã khu Đông Tuy Phước, giá tôm sú đang có xu hướng tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng. Theo khảo sát, tôm sú cỡ từ 20-30 con/kg có giá từ 240-250 ngàn đồng/kg, tăng từ 15.000-20.000 đồng so với tháng trước.

Ông Phạm Quang Ân, Phó Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: Giá tôm sú tăng mạnh là do thời điểm này các vùng nuôi tôm ven đầm Thị Nại đã kết thúc vụ, trong khi nhu cầu tiêu dùng đang tăng mạnh. Ngoài tôm sú, giá các loại thủy sản khác như tôm thẻ chân trắng, cua, cá cũng có chiều hướng tăng do nguồn khai thác tự nhiên năm nay hạn chế.

"Hy vọng đến 1-1-2019, EC sẽ gỡ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam"
 
Đó là kỳ vọng của ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, sau chuyến kiểm tra vào cuối tháng 10 vừa qua tại tỉnh này của đoàn công tác của Ủy ban Nghề cá Nghị viện châu Âu. Đoàn đã đánh giá cao những nỗ lực của địa phương này trong việc chống khai thác IUU (khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định) và thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC); đồng thời hy vọng những nỗ lực này sẽ được EC sớm gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản Việt Nam được rút ra từ 1 năm trước.

Quyết liệt từ văn bản đến thực tế

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Bình Định, địa phương này hiện có đội tàu hơn 6.130 chiếc với 44.350 lao động. Để triển khai chống khai thác IUU và các khuyến nghị của EC, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành 13 văn bản, Sở NN-PTNT ban hành 16 văn bản tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ "thẻ vàng" của EC. Bên cạnh đó, địa phương đã tổ chức cho 3.600 chủ tàu ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài.

Đến thời điểm này, Bình Định cũng đã cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá khai thác thủy sản; chuyển đổi quản lý công suất tàu cá sang quản lý theo chiều dài tàu và xúc tiến thành lập cơ quan kiểm ngư của tỉnh để nâng cao năng lực giám sát hoạt động của tàu cá. 

Bên cạnh đó, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản, xóa đăng ký tàu cá, công bố danh sách tàu cá vi phạm lên trang thông tin điện tử của Bộ NN-PTNT; tổ chức kiểm điểm và công bố danh sách tàu cá, chủ tàu và thuyền viên vi phạm trên đài phát thanh địa phương, chuyển hồ sơ tàu cá vi phạm cho cơ quan chức năng để thu thập chứng cứ và xử lý hành vi vi phạm của chủ tàu, thuyền trưởng… Ngoài ra, UBND tỉnh Bình Định đã kiểm điểm trách nhiệm 7 lãnh đạo UBND xã và 2 huyện Hoài Nhơn, Phù Cát để tàu cá xảy ra vi phạm.

Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã lắp đặt máy Movimar cho 70 tàu có chiều dài trên 24 m, đang nâng cấp 4 trạm bờ để giám sát tự động 2 giờ/lần. Địa phương này cũng nâng cao năng lực quản lý, kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất nhập bến tại các cảng cá; tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển về chống khai thác IUU; bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho các tổ thường trực kiểm tra, kiểm soát nghề cá 24/24 giờ tại 3 cảng cá: Tam Quan, Quy Nhơn và Đề Gi; kiểm tra, xác nhận nguồn gốc thủy sản. Tổ chức 35 chuyến tuần tra, kiểm soát vùng biển ven bờ, xử phạt vi phạm hành chính 69 trường hợp vi phạm.

Mạnh tay với chủ tàu vi phạm

Cũng nỗ lực gỡ "thẻ vàng" cho thủy sản, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã ban hành Chỉ thị 30 về những giải pháp cấp bách để ngăn chặn chấm dứt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận, cho biết những ngư dân vi phạm đánh bắt bất hợp pháp sẽ bị tổ chức kiểm điểm tại địa phương, đưa ra khỏi danh sách hỗ trợ nhiên liệu đánh bắt xa bờ. Từ đầu năm đến nay, đã có gần 30 trường hợp vi phạm. Bắt đầu từ ngày 1-11, tỉnh Bình Thuận đã xử phạt các tàu không ghi nhật ký khai thác, nhất là những trường hợp đã tuyên truyền, nhắc nhở nhưng không thực hiện.

 Vào giữa tháng 9-2018, Bình Thuận cùng 7 tỉnh ven biển vùng ĐBSCL ký kết quy chế phối hợp giữa UBND các tỉnh trong quản lý tàu cá hoạt động khai thác hải sản trên biển. Đây được xem là hành động cụ thể nhằm tăng cường tuyên truyền cũng như hạn chế tình trạng các tàu cá và ngư dân đi khai thác trái phép ở vùng biển nước ngoài. 

ĐỨC ANH - VIỆT KHÁNH

nld.com.vn

OUR MAIN BUSINESS ACTIVITY          

  • Import & Export seafood
  • Import goods , material for seafood industry 
  • Manufacturing working uniform , protective wear , factory sanitary equipments
  • 3F Food Mart system